29/08/2023

Giới thiệu kho lạnh bảo quản là gì?

Kho lạnh bảo quản là đang là giải pháp để bảo quản hàng hóa tốt nhất hiện nay. Với ưu điểm có thể bảo quản hàng hóa trong thời gian dài nhưng không làm mất chất lượng và hình dáng của sản phẩm. Nên đang được sử dụng phổ biến để bảo quản hàng hóa trong cả nông nghiệp và công nghiệp. Vậy kho lạnh là gì? Có những chức năng cũng như có cấu tạo như thế nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu sau bài biết dưới đây để làm rõ vấn đề này.

Tổng quát về kho lạnh bảo quản

Kho lạnh bảo quản ta có thể hiểu là một loại kho được thiết kế, lắp đặt với thiết bị có chức năng làm mát, làm lạnh hay cấp đông có thể điều chỉnh, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm nhằm để bảo quản, lưu trữ hàng hóa lâu và giữ được chất lượng tốt nhất. Được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm thủy hải sản, rau củ quả, nông sản, các loại trái cây, các sản phẩm trong chăn nuôi, y tế, hóa chất…v.v Nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các công ty, xí nghiệp, nhà máy chế biến, nhà hàng, cũng như các hộ kinh doanh gia đình… trong việc giải quyết về các vấn đề bảo quản hàng hóa.

Ứng dụng kho lạnh bảo quản

Kho lạnh đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong cả nông nghiệp và công nghiệp. Những công việc có thể được ứng dụng kho lạnh bảo quản như:

  • Kho lạnh bảo quản thực phẩm sau chế biến: Thịt, cá, nước chanh leo, nước cốt dừa,…
  • Kho lạnh bảo quản thủy – hải sản: Cá basa, cá ngừ, cá hồi,…
  • Kho bảo quản nông sản: Ngô, sẵn, khoai lang, ớt,…
  • Kho lạnh bảo quản trái cây: Thanh long, xoài, chuối, sầu riêng, bơ, vải thiều, vũ sữa,…
  • Kho bảo quản rau củ quả: Củ cải, cà rốt, củ dền, bắp cải,…
  • Bảo quản hoa tươi.
  • Bảo quản vacxin, dược phẩm, thuốc.
  • Kho bảo quản đá viên, sữa, lên men bia, nước giải khát,…
  • Kho lạnh bảo quản củ giống, hạt giống và nhiều sản phẩm khác,
  • Ngoài ra kho lạnh còn được sử dụng trong việc nuôi trồng cây nấm kim châm,…

Phân loại các loại kho lạnh bảo quản

Có nhiều kiểu kho bảo quản dựa trên những căn cứ phân loại khác nhau.

Theo nhiệt độ người ta chia ra:

  • Kho cấp đông: Nhiệt độ -50 độ C.
  • Kho bảo quản nước đá: Tối thiểu nhiệt độ -40 độ C.
  • Kho bảo quản đông: Tối thiểu phải đạt -18 độ C, bảo quản các mặt hàng đóng đông.
  • Kho bảo quản lạnh: Từ -20 độ C đến 50 độ C, chủ yếu bảo quản mặt hàng rau quả và nông sản.
  • Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12 độ C, có thể tăng hoặc giảm nhiệt độ phù thuộc vào nhu cầu.

Theo công dụng người ta có thể phân ra các loại kho lạnh bảo quản như sau:

  • Kho lạnh sơ bộ: Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
  • Kho chế biến: Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm (nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy xuất khẩu thịt…). Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn cần phải trang bị hệ thống có công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên.
  • Kho phân phối, kho trung chuyển: Dùng điều hòa cung cấp thực phẩm cho các khu vực dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích lớn trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cả một cộng đồng.
  • Kho thương nghiệp: Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống thương nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp bán trên thị trường.
  • Kho vận tải (trên tàu thủy, tàu hỏa, xe ôtô): Đặc điểm của kho là dung tích lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.
  • Kho sinh hoạt: Đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ.

Theo dung tích chứa của kho lạnh bảo quản.

Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường quy định dung tích ra tấn thịt (MT-Meet Tons). Ví dụ kho 50MT, kho 100MT, kho 150 MT,…v.v là những kho có khả năng chứa 50, 100, 150 tấn thịt.

Theo đặc điểm cách nhiệt của kho lạnh bảo quản người ta chia ra:

  • Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá thành tương đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy hiện nay ở nước ta người ta ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm.
  • Kho panel: Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyurethan và được lắp ghép với nhau bằng các móc khoá camlocking. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt hàng thực phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu,…v.v. Hiện nay nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản hàng hóa.

Cấu tạo kho lạnh

Kho lạnh được cấu tạo bởi hai phần chính: Phần cách nhiệt và hệ thống làm lạnh.

1. Phần cách nhiệt

Phần vỏ kho

Được làm từ những tấm Panel (được chia 2 loại là Panel EPS và Panel PU). Về phần bề ngoài, 2 mặt của tấm Panel được làm nhẵn, độ bóng cao và được làm từ Inox hoặc tôn sơn tĩnh điện cho cảm giác bắt mắt cũng như, vệ sinh hơn. Bên trong phần vỏ được làm từ chất liệu xốp đặc biệt, nhẹ và có khả năng cách nhiệt cao. Các tấm vỏ được lắp khít với nhau tránh thoát nhiệt ra ngoài. Tùy theo bản thiết kế sẽ chọn các kích thước tấm sao cho phù hợp.

Phần cửa kho lạnh bảo quản

Cửa kho được làm từ chất liệu Inox 304 cho khả năng cách nhiệt và chống dẫn điện, phần lõi bên trong được sử dụng vật liệu cách nhiệt, các chi tiết bản lề và tay khóa được làm từ inox hoặc antimon giúp chắc chắn, sáng bóng của cánh cửa, phần lõi bên trong được sử dụng vật liệu cách nhiệt, phần jont bao quanh cánh cửa giúp liên kết phần cửa và phần vỏ kho giúp làm kín không cho phần nhiệt thoát ra ngoài.

Cửa kho có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau tùy thuộc vào bản thiết kế như cửa lề, cửa trượt,…v.v. Nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố cách nhiệt và hoạt động một cách linh hoạt.
Cửa kho còn được trang bị hệ thống chốt khóa thông minh giúp có thể mở cửa từ bên trong ra ngoài một cách dễ dàng.

2. Hệ thống làm lạnh

Cụm máy nén

Là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống có nhiệm vụ nén môi chất lạnh.
Máy nén cũng rất đa dạng có loại Piston, trục vít, xoắn ốc,…v.v. Cũng như có các nguyên lý và cách hoạt động khác biệt cũng như ưu điểm riêng. Các máy nén thường được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài. Tùy vào kích thước kho, cũng như nhiệt độ bảo quản hàng hóa phù hợp theo thiết kế thì sẽ có loại máy có công suất phù hợp để lắp đặt.
Một số các hãng nổi tiếng cung cấp máy như sau: Bitzer, Tecumseh, Copeland, Danfoss, Panasonic, LG, Mitsubishi,…

Dàn lạnh

Dàn lạnh được lắp đặt bên trong của kho và đảm bảo độ chắc chắn cũng như có tính thẩm mỹ cao.
Cũng như máy nén, dàn lạnh và dàn nóng đều được nhập khẩu từ nước ngoài và cũng được lựa chọn tùy thuộc và nhiệt độ mong muốn trong kho lạnh mà ta có các model thích hợp.
Trong dàn lạnh có một số bộ phận quan trọng như: bức cánh dàn lạnh, quạt ly tâm, điện trở xả đá,…

Tủ điều khiển

Tủ điều khiển có chức năng điều khiển và điều chỉnh các hoạt động của kho lạnh. Với các thông số đã được cài đặt sẵn, thiết bị điều chỉnh sẽ điều phối hoạt động của các thiết bị để nhiệt độ được giữ ổn định ở mức yêu cầu.
Tủ cũng cần phải có các bộ phận để thực hiện báo hiệu cho người sử dụng khi có gặp phải vấn đề trục trặc kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Cần lưu ý đến khả năng lưu trữ thông số để người sử dụng đánh giá hoạt động và đưa ra quyết định bảo trì bảo dưỡng.

Ngoài các thành phần cấu tạo chính hệ thống kho lạnh bảo quản còn có các thiết bị, vật tư khác như: Tủ điện, đèn kho lạnh, rèm kho lạnh,…

Trên đây là những thông tin về kho lạnh bảo quản. Mong đã cung cấp được phần nào thông tin bổ ích cho Bạn đọc.

Viết bình luận: